Tại sao hạt cà phê nguyên chất có vị chua?

news-image

Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có gu cà phê riêng, thói quen dùng cà phê của người Việt đó là thích vị đắng đậm mạnh

Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có gu cà phê riêng, thói quen dùng cà phê của người Việt đó là thích vị đắng đậm mạnh. Cà phê phin là phải đen và đắng thì mới chuẩn là cà phê, còn với cà phê sữa thì yêu cầu phải sánh, đậm vị đắng và hơi béo sau khi thưởng thức. Không chuộng loại cà phê có vị chua, không có quen uống cà phê vị chua, cảm nhận thấy không ngon? Có vài ý kiến cho rằng cà phê chua là bị hỏng, vậy sao cà phê lại có vị chua thanh. Bài viết sau đây, batraifarm.com sẽ giải thích về vị các loại cà phê và vì sao cà phê nguyên chất có vị chua nhé !

Những loại cà phê chính

Những loại cà phê chính

Hiện tại, ở thế giới có rất nhiều phiên bản của cà phê được cấy ghép, tuy vậy thì vẫn có 2 loại cà phê chính là Arabica ( cà phê chè) và Robusta ( cà phê vối).

  • ARABICA:

  • Hạt cà phê Arabica có hình bán cầu thon dài và thường có 2 hạt trong 1 trái, với đường rãnh cong ở giữa hạt. Khi pha cho nước có màu nâu nhạt sánh, vị đắng rất nhẹ đa dạng, từ đắng dịu- hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ đến vị đắng đậm đà hơn quyện lẫn hương thơm nồng nàn, đặc biệt Arabica có vị hơi chua rất lôi cuốn và thích hợp với những người sành sỏi và tinh tế về cà phê.
  • Hạt Arabica chủ yếu để pha cafe bằng máy: espresso, cappuccino, giấy lọc,...
  • Hạt Arabica khi dùng trộn với hạt Robusta, Culi Robusta với mỗi tỉ lệ nhất định sẽ cho một ly cà phê vừa có hương thơm đặc, lại vừa có vị đắng lạ. Rất độc đáo và tinh tế.
  • Cà phê Arabica được biết tới là cà phê chất lượng cao, vị đặc trưng và quyến rũ được ưa chuộng tại nhiều nước. Chính bởi vậy, giá cà phê Arabica đắt hơn hẳn so với Robusta.
  • Cà phê Arabica chủ yếu được trồng ở Braxin, tại Việt Nam số lượng cà phê loại này chỉ chiếm ¼ sản lượng cà phê của cả nước. Một phần nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này vì khí hậu Việt Nam chỉ một số vùng cao mới phù hợp trồng cho năng suất đạt tốt nhất.
  • ROBUSTA:

ROBUSTA

  • Cà phê Robusta hình bán cầu tròn và thường là 2 hạt trong 1 trái, với đường rãnh thẳng ở giữa hạt. Hạt Robusta thường ít hương thơm, có mùi hắc cùng vị chát riêng. Hạt Robusta có vị đắng gắt, nước có màu nâu, rất ít chua, hàm lượng cafein vừa đủ để tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người Việt.
  • Cà phê Robusta rất phù hợp với những người có tính mạnh mẽ và thoáng đạt.
  • Cà phê Robusta hiện được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Tây Nguyên - Việt Nam chiếm khoảng ¾ sản lượng cà phê của cả nước. So với Arabica thì Robusta phù hợp với khí hậu Việt Nam hơn, chỉ ở độ cao khoảng hơn 800m so với mực nước biển cà phê Robusta đã phát triển tốt. Vị của hạt Robusta thường đắng và nhiều caffeine hơn so với Arabica.

Xem thêm: Cafe nguyên chất

Vì sao cà phê lại có vị chua? 

  • Vị chua từ loại cà phê:

  • Hạt cà phê dòng Arabica. Ví dụ như Catimor rất phổ biến ở Việt Nam có thành phần axit tự nhiên nhiều hơn dòng Robusta. Khi uống cà phê 100% Arabica rang nhạt ( light medium hay medium), thì bạn sẽ cảm nhận vị chua nhiều. Cùng là hạt Arabica này rang đậm ( full city) thì sẽ cảm nhận độ chua giảm. Một phần cũng là do cà phê có nhiều trái xanh cũng sẽ mang lại vị chua ở ly cà phê. Điều này giống như khi ăn phải một trái cam còn xanh, bạn thấy vị chua và chát. Cũng giống trái cam đó chín, thì ăn sẽ ngọt hơn.
  • Vị chua tạo từ quy trình rang:

Vị chua tạo từ quy trình rang

  • Quá trình rang làm thay đổi thành phần axit của cà phê. Quá trình rang tạo ra khoảng 30 loại axit hữu cơ ( organic acids). Màu cà phê rang nhạt sẽ cho ra vị chua hơn khi rang đậm. Cà phê Robusta dùng pha phin, pha máy thường ra ở mức đậm ( French roast) hoặc đậm hơn. Ở mức độ rang này, cafe có vị đắng nhiều và không chua. Người Việt không thích vị chua ở cafe, đặc biệt là phin sữa đá.
  • Vị chua từ quy trình sơ chế:

  • Quả cafe ( coffee cherry) thành hạt cũng ảnh hưởng tới vị chua của cà phê. Arabica hầu như được sơ chế ướt ( fully washed) và phổ biến tại Việt Nam. Đặc trưng của sơ chế ướt, những trái cafe cherry bỏ vào một bồn nước và lên men khoảng 12 - 36 tiếng ở nhiệt độ mà nhà sản xuất chọn. Sau khi rửa sạch, một phần nhỏ axit còn lại trong hạt cafe và đem đến vị chua thú vị hơn là hạt được chế biến khô.

Kết lại

Cà phê ngon và nguyên chất có vị chua chứ không phải đắng nhiều giống như một số loại cà phê pha tạp chất, không đảm bảo chất lượng. Với những chia sẻ của Batraifarm.com chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về cà phê có vị chua, đó là vị chua tự nhiên từ cà phê. 

Vị chua từ quy trình sơ chế

Ngoài ra, vị chua từ thu hoạch nhiều trái xanh, chua do quá trình chế biến hay để lâu dẫn đến chất lượng cà phê giảm là một chuyện khác. Thưởng thức cà phê cần có sự tinh tế và tỉ mỉ, đó không chỉ là thưởng thức một loại thức uống thông thường mà là cảm nhận, là nghệ thuật.

Hotline: 19001721

Xem thêm: Tìm hiểu cách phân biệt cà phê nguyên chất đúng nhất 2022

Chia sẻ